Việc xác định nguyên mất ngủ kéo dài là bước quan trọng giúp cho quá trình điều trị mất ngủ kéo dài mang lại hiệu quả cao.
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, đó là:
• Stress trong công việc và cuộc sống. Điều này khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái lo âu và mất ngủ.
• Lạm dụng rượu bia, chất kích thích khiến hưng phấn hệ thần kinh và dẫn tới hậu quả rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.
• Lạm dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,…
• Môi trường sống và thói quen sinh hoạt như lệch múi giờ, môi trường sống bị ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ hoặc các công trình ...
• Mắc bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mãn, phì đại tuyến tiền liệt,… Nếu mất ngủ kéo dài, người bệnh sẽ bị ảo giác và ảo tưởng kèm theo các bệnh lý cơ thể như tăng huyết áp, tim mạch, mệt mỏi, stress.
Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng tình trạng suy nhược thần kinh này có thể xảy ra sau khi mọi người chỉ bị thiếu ngủ một đêm hoặc thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ.
Mất ngủ kéo dài có tác động đến sức khỏe tinh thần như thế nào?
Mệt mỏi, trầm cảm
Mất ngủ kéo dài khiến chúng ta mệt mỏi, có thể gây ra lo âu và trầm cảm.Không ngủ, các vùng não điều chỉnh cảm xúc sẽ bị suy yếu. Nhiều người chia sẻ rằng, sau một đêm mất ngủ, sáng hôm sau họ tỉnh dậy với sự loạng choạng bước ra khỏi phòng, kiệt sức và chỉ mong được nằm nghỉ ngơi tiếp thay vì phải tới cơ quan làm việc. Trong số đó có những người đột nhiên khóc không kìm được chỉ vì nghe một bài hát tâm trạng vang lên hoặc xem một trích đoạn phim. Một số người trong đó thì cảm thấy hối tiếc vì bản thân trong ngày đã trở nên cáu gắt, giận dữ và mất bình tĩnh với nhiều người, nhiều sự kiện mà đáng ra bản thân không cần làm vậy!
Tăng nguy cơ tự tử
Ở những người có nguy cơ và thường xảy ra trước giai đoạn khởi phát, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Hơn nữa, ngay cả sau khi điều trị đầy đủ chứng trầm cảm hoặc lo âu, những người tiếp tục gặp khó khăn về giấc ngủ vẫn có nguy cơ tái phát cao hơn so với những người có giấc ngủ được cải thiện. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế coi mất ngủ là sản phẩm phụ hoặc triệu chứng của một tình trạng "nguyên phát" khác, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng. Nói cách khác, đầu tiên là lo lắng, sau đó là mất ngủ. Ngày nay, chúng ta biết rằng trật tự này có thể bị đảo ngược. Trên thực tế, mất ngủ và lo lắng, trầm cảm hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác có thể tác động lẫn nhau, tạo ra một vòng xoáy đi xuống cực kỳ khó phá vỡ.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế coi mất ngủ là sản phẩm phụ hoặc triệu chứng của một tình trạng "nguyên phát" khác, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng. Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch
Những phát hiện cho thấy những thay đổi trong mạch não , cùng với các vùng khác liên quan đến kích thích, có liên quan đến việc tăng huyết áp sau một đêm mất ngủ. Điều này có thể góp phần tạo ra những thay đổi ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.
VIÊN NGẬM HỖ TRỢ GIẤC NGỦ https://http://moonso.vn/keo-ngam-giup-ngu-ngon-melatonin-natrol-5mg
NGUỒN : sức khoẻ & đời sống